Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Lục căn, Lục trần, Lục thức


Tôi sẽ trình bày lại những khái niệm mà ở đây mọi người đã biết rồi, đa số. Nhưng tôi vẫn trình bày lại, đề phòng có người chưa biết.

Những khái niệm này rất cơ bản, sơ đẳng, nhưng quan trọng. Vì nó là những viên gạch đầu tiên nếu muốn xây một ngôi nhà. Và viên gạch này có nung đủ lửa hay không, tùy thuộc vào mức độ nhận biết nó.

Khái niệm tôi trình bày lại được đưa ra bởi Phật. Tôi dùng nó để trình bày không phải với tư cách Phật tử. Mà với tư cách một người đọc khách quan đồng ý với các ý kiến của ông. Nó cũng có tính tham khảo trong chủ đề mà tôi định nói đến.

Khái niệm mà tôi đang trình bày: Là Lục căn, Lục trần, Lục thức.

LỤC CĂN LÀ GÌ?

Lục căn là 6 bộ phận của con người giúp chúng ta tiếp xúc thế giới vật chất. Bao gồm:

Nhãn căn - Mắt

Nhĩ căn - Tai

Tị căn - Mũi

Vị căn - Lưỡi

Thân căn - Cơ thể

Ý căn - Não

LỤC TRẦN LÀ GÌ?

Lục trần là đối tượng mà Lục căn tiếp xúc.

Mầu sắc, hình dáng - Đối tượng mắt nhìn thấy

Âm thanh - Đối tượng tai nghe thấy

Mùi - Đối tượng mũi ngửi thấy

Vị - Đối tượng lưỡi nếm thấy

Biết mọi vật bằng sờ mó, đụng chạm - Đối tượng mà cơ thể nhận biết

Suy nghĩ - Đối tượng của Não

LỤC THỨC LÀ GÌ?

Lục thức là tổng hợp sự nhận biết của Lục trần để một người bất kỳ nhận biết thế giới vật chất.

Mắt - nhìn thấy

Tai - nghe thấy

Mũi - ngửi thấy

Lưỡi - nếm thấy

Thân - cảm thấy

Não - nghĩ thấy


Lục căn, Lục trần, Lục thức này là toàn bộ công cụ để một bản thể, một linh hồn trong cơ thể nhận biết thế giới vật chất.

Không thành có cũng ở đây, có thành không cũng ở đây. Thức tỉnh cũng ở đây. Giác ngộ cũng ở đây. Cao siêu, thần thông gì cũng ở đây.

Phật giác, Jesus giác, Mohamet giác, ... cũng đều ở đây 18 thức này. Vì thế tôi mới nói ngay từ đầu, những khái niệm này đơn giản, nói về thứ ai cũng có sẵn, nói ra ai cũng bảo biết rồi. Nhưng rồi vẫn loay hoay trên con đường giác ngộ tìm về với chính mình.

Trong loạt bài viết này. Tôi sẽ trình bày sâu về Nhĩ căn - Tai. Âm thanh - Đối tượng nghe của tai. Và sự nghe thấy của Tai.


phần trước: 70% là nước 

phần sau: Nhãn căn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét